Siêu thị bất động sản | Hệ thống thông tin sàn giao dịch BĐS

Chuyên trang tin tức BĐS, tư vấn BĐS, sàn giao dịch BĐS, thị trường về BĐS tại Việt Nam

Gia BDS TP.HCM tiep tuc tang cao trong nam 2016?

Theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế, hiện thị trường bất động sản (BĐS) Tp.HCM có đến 20% là nhà đầu cơ và người đầu tư ngắn hạn. Dù thị trường phục hồi tốt từ cuối năm 2014 đến nay, tuy nhiên bắt đầu xuất hiện nghịch lý đáng lo ngại là giá nhà đang tăng tỷ lệ thuận với nguồn cung.

 
  • Dự án Khu căn hộ cao cấp Gamuda Hà Nội tham khảo tại đây.

Qua khảo sát thị trường BĐS tại Tp. HCM trong vòng vài tháng trở lại đây cho thấy, rất nhiều dự án mới được giới thiệu ra thị trường nhưng mức giá chào bán được các chủ đầu tư đưa ra cũng lớn không kém gì quy mô của các dự án.

Theo một báo cáo mới đây của Sở Xây dựng Tp.HCM, diễn biến thị trường nhà ở trên địa bán thể hiện qua giai đoạn 2003-2010 với giá nhà tăng gần 400%, trong đó “cơn sốt” giai đoạn 2007-2008 và 2009-2010 đã đẩy giá nhà lên cao ngất ngưỡng. Hiện tại, giá nhà ở một số phân khúc đã “chạm” ngưỡng của giai đoạn sốt nóng trên, thực tế có dự án hiện đang chào bán giá từ 80-120 triệu đồng/m2, hay biệt thự đơn lập tại quận 9 có lúc bán với giá 25 tỷ đồng/căn.

Giám đốc Sở Xây dựng Tp.HCM Trần Trọng Tuấn nhận định, cơ cấu thị trường BĐS đang mất cân đối lớn, nhiều căn hộ để bán, trong khi thiếu căn hộ cho thuê, chủ yếu tập trung ở phân khúc căn hộ thương mại, nhà ở cao cấp, nhưng lại thưa thớt dự án nhà ở xã hội. Hơn nữa, thị trường phát triển theo kiểu tự phát, giá bán không ổn định và chưa đúng với giá trị thực.

TS. Nguyễn Ngọc Vinh, Đại học Kinh tế Tp.HCM cho rằng, thị trường BĐS Tp.HCM kém minh bạch về chỉ số giá. Giá bán nhà ở hiện nay không được kiểm soát dẫn tới tình trạng chủ đầu tư và môi giới thường “bắt tay” đẩy giá lên cao. Ngoài ra, một nguyên nhân khác là do thủ tục pháp lý thực hiện một dự án BĐS khá dài từ 2-3 năm, vì vậy họ luôn đẩy giá về phía người mua.

Theo ông Nguyễn Văn Đực, Phó Tổng Giám đốc công ty Đất Lành, lẽ thông thường thì hàng nhiều, bán ế thì giá sẽ giảm và người có nhu cầu sở hữu căn hộ thực sự phải dễ dàng tiếp cận được sản phẩm. Thế nhưng, thực tế hiện nay lại diễn biến hoàn toàn ngược lại. Nghĩa là thị trường BĐS đang tồn tại một nghịch lý cung tăng, tồn kho nhiều nhưng giá không hề giảm.

Trao đổi với phóng viên mới đây, Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn Dương Thủy Dung cũng khẳng định, quan ngại lớn nhất cho thị trường BĐS Tp.HCM trong năm 2016 chính là giá nhà biến động theo hướng tăng đi kèm với nguồn cung khá nhiều.

Trong khi đó, ông Đực cho rằng, các doanh nghiệp địa ốc đang tranh nhau phát triển nhà trung - cao cấp mà bỏ qua phân khúc trung bình – thấp, có giá tầm 11-13 triệu đồng/m2. Hiện nay, nhu cầu rất lớn của thị trường là dự án nhà ở bán dưới 800 triệu đồng. Vì vậy, chúng ta cần có những chính sách tạo điều kiện cho các doanh nghiệp BĐS vừa và nhỏ phát triển các sản phẩm phục vụ nhu cầu của đại đa số người dân.

Đồng quan điểm đó, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM Lê Hoàng Châu khuyến nghị nhà nước cần cải cách thủ tục hành chính theo hướng minh bạch, nhanh chóng đặc biệt là hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng những dự án đã bồi thường được từ 80% diện tích trở lên.

Cũng theo ông Châu, để giá nhà có thể giảm thì thành phố cần phải có cơ chế xác định chi phí doanh nghiệp đã bồi thường và giải phóng mặt bằng tiến tới khắc phục tình trạng gần như doanh nghiệp phải mua đất với hai lần giá như hiện nay, bởi đây chính là nguyên nhân làm giá nhà tăng và cuối cùng người mua phải gánh chịu.